Monday, December 16, 2013

Hy vọng có một ngày...


 Tây Trường Sơn mùa mưa bão 2013

Trong dãy Trường Sơn nơi tôi ở, có một làng sống như xa lạ với thế giới văn minh hôm nay. Có một làng, dân vẫn hồn nhiên, cởi mở, không than nghèo khổ dù thiếu đất canh tác. Có một làng mà cưới hỏi vẫn theo sự sắp đặt của gia đình. Người con như gắn liền với tài sản hiếm hoi của gia đình, nên cưới hỏi cũng là dịp thương lượng, trao đổi những mong có cuộc sống vật chất khá hơn.
Có một em gái đang học lớp 8, bỗng phải nghỉ ngang để lập gia đình. Và để “hợp thức hóa” với đạo cũng như đời, giấy tờ đều ghi 17 tuổi. Ở một nơi mà đa số dân làng mù chữ, khái niệm về thời gian là điều xa lạ, mù mờ - không người già nào biết rõ mình bao nhiêu tuổi – nơi mà cái quốc, cái rìu mới là lẽ sống của gia đình, thì chuyện giấy tờ, khai sinh … cần lúc nào thì làm lúc đó, cần bao nhiêu tuổi thì ghi bấy nhiêu (!) Ở một nơi mà khi hỏi:

Thursday, December 12, 2013

Cộng đoàn Yali tưởng nhớ lễ giỗ giáp năm Lm Jos Phạm Ngọc Tuyến

        Là cha xứ Hải Lâm, vùng biển, nhưng Lm Giuse lại quan tâm việc truyền giáo trên Tây Nguyên. Ngài đã khuyến khích và gởi con em giáo dân ngài chọn vùng Kontum xa xôi này để sống dấn thân cho Chúa. Tố nay đã có 2 thày đang theo học. Ngài còn góp ý và hỗ trợ việc xây thánh đường tại vùng truyền giáo người Jrai ở Yali này.
 
       Sự ra đi đột ngột của ngài cũng là sự mất mát cho nhà thờ Yali. Nhưng Thiên Chúa thường vẽ nên những đường đi thật đẹp với những phác họa mà con người tưởng chừng vô nghĩa, thất bại. Trong tinh thần hiệp thông tiễn biệt cha cố Giuse đến nơi an nghỉ cuối cùng, từ Tây Nguyên anh chị em Jrai vùng Yali đã lên đường, đến cầu nguyện tham dự lễ an táng của cha cố Giuse.

Nét văn hóa trong Tin Mừng



Yali 10/12/2012

Một dân tộc mang những thói quen, tập tục truyền thống cha ông để lại, tạo nên nét văn hóa riêng cho cộng đoàn. Sắc phục biểu hiện rõ nét nhất và cùng là niềm tự hào của làng xóm, sắc dân. Trang phục đặc trưng của người Jrai với nét hoa văn riêng. Với truyền thống ngàn xưa, từ thời vương quốc Chăm Pa, Jrai và Rađê là một bộ phận dân cư lớn, bị đẩy lui dần về phương nam, lên vùng cao nguyên như hiện nay. Sự đa dạng trong nét hoa văn Jrai – mỗi vùng Jrai có nét hoa văn riêng, có âm điệu cồng chiêng riêng – là nét đặc trưng văn hóa dân tộc còn lưu lại.