Vùng
đất xung quanh thác Yali - nay là hồ và trạm thủy điện - trải rộng từ
dãy Trường Sơn tây đến Pleiku. Người Jrai vùng này giao lưu và tiếp cận
với người Bahnar nên có những sắc thái văn hóa, phát âm ít nhiều riêng
biệt, mà các nhà sắc tộc gọi là nhóm Jrai Arab (từ dãy Tây Trường Sơn tới Biển Hồ) và nhóm Jrai Hdrung (gồm vùng quanh Chư Đang Ia và Đăk Tower ( ranh giới với Kontum).
Hiện nay vùng này được chia lại, trong đó phần lớn thuộc huyện Chư
Pah, Gia Lai. Một số ít làng Jrai thuộc xã Yali phía bắc hồ Yali nay
thuộc huyện Sa Thày, tỉnh Kontum. Các làng Jrai trong vùng Yali nằm trải
dài ranh giới giữa 2 tỉnh Kontum và Gia Lai.
Cộng
đoàn Công Giáo Jrai khởi sự sớm - từ những bước chân đầu tiên của các
cha thừa sai Pháp (1853) - nhưng phát triển khá muộn màng và lớn mạnh từ
những năm 90.
Tín hữu Jrai hiện nay phần lớn nằm tại làng Mrong, xã Ia Ka, Chư Pah. Tại đây, một khu đất mới đã được chính quyền cấp sổ đỏ và cho phép xây dựng nhà thờ. Sau khi hội ý, cộng đoàn đã chọn tên nhà thờ là Yali - Sang jơnum Yali - và dựng tạm một bàn thờ và mái che làm nơi phụng tự.
Các tín hữu Jrai từ 20 làng xung quanh lần lượt tụ tập về đây trong những ngày đại lễ. Số tín hữu tăng lên hằng năm, chỉ có mái che là không lớn theo kịp. Sinh hoạt chủ yếu ở ngoài trời. Tuy vậy, do có đường dây cao thế đi ngang phía trước khu đất, vì an toàn, nên không thể tổ chức sinh hoạt nới đó được. Nhà thờ chưa xây mà đã thấy thiếu đất sinh hoạt. Vần đề đặt ra là:
Tín hữu Jrai hiện nay phần lớn nằm tại làng Mrong, xã Ia Ka, Chư Pah. Tại đây, một khu đất mới đã được chính quyền cấp sổ đỏ và cho phép xây dựng nhà thờ. Sau khi hội ý, cộng đoàn đã chọn tên nhà thờ là Yali - Sang jơnum Yali - và dựng tạm một bàn thờ và mái che làm nơi phụng tự.
Các tín hữu Jrai từ 20 làng xung quanh lần lượt tụ tập về đây trong những ngày đại lễ. Số tín hữu tăng lên hằng năm, chỉ có mái che là không lớn theo kịp. Sinh hoạt chủ yếu ở ngoài trời. Tuy vậy, do có đường dây cao thế đi ngang phía trước khu đất, vì an toàn, nên không thể tổ chức sinh hoạt nới đó được. Nhà thờ chưa xây mà đã thấy thiếu đất sinh hoạt. Vần đề đặt ra là:
- Làm sao có thêm khu đất trống cho sinh hoạt mục vụ ngày càng gia tăng?
- Làm sao xây dựng nhà thờ đúng với bản sắc dân tộc mà không phá vỡ cảnh quan xung quanh?
Nhưng
Thiên Chúa đã hướng dẫn cộng đoàn vượt những khó khăn cho đến ngày hôm
nay, cũng chính Ngài sẽ thôi thúc những tâm hồn cao thượng, đóng góp ý
tưởng và vật chất để hoàn tất những gì Ngài đã khởi sự. Tôi những mong
mình sẽ là chiếc máng xối, cho nguồn sức sống tuôn chảy về miền đất
truyền giáo này có ngôi thành đường xứng đáng cho Ngài đến ngự.
Yali mùa Phục Sinh 2011
No comments:
Post a Comment