Người dân tộc vùng Tây Nguyên xưa nay sống với rừng, với đất. Chăn nuôi trồng trọt là nguồn thu nhận chính của họ. Khi kinh tế phát triển, kỹ thuật mới, canh tách cho năng xuất cao hơn, thay cho cách làm cũ. Nhưng người Jrai phần đông vẫn chưa vượt qua ngưỡng đó!
Vùng Yali được quy hoạch cho cây cao su và cà phê. Với vài sào đất còn lại, dân làng Jrai cũng có nhiều nhà trồng cà phê. Nhưng năng suất thì... còn lâu lắm mới bằng 1/2 năng suất người Kinh đang làm.
Dự án hỗ trợ kỹ thuật đã được chính quyền triển khai, hỗ trợ, vốn. Nhưng thành quả thật hạn chế, nếu không muốn nói là thất bại!
Cộng đoàn Nt Yali cũng nỗ lực xây dựng dự án giúp họ canh tác cà phê cho năng suất khá hơn, để thoát cảnh nghèo. Dự án phối hợp kiểu làm việc "Quỹ Tín Dụng nhỏ" với sự hướng dẫn của các cán sự xã hội, nông dân có kinh nghiệm với cây cà phê và nhất là nguồn vốn từ những hiệp hội (NGO) khác nhau.
Dự án thường kéo dài 3 năm.
Những kỹ thuật mới để bảo vệ môi trường, canh tác bền vững như : làm phân vi sinh, thay dần cho phân hóa học; cơ giới hóa... được hỗ trợ cách thiết thực.
Dự án mong sự hỗ trợ về nhân lực, hiện vật, cố vấn về chuyên môn cũng như mọi mặt của mọi người. Những mong đây không phải là vòng tròn khép kín, nhưng ngày càng lớn rộng cho một vòng tay yêu thương xây dựng tình người ngày càng đẹp.
No comments:
Post a Comment